icon icon icon

Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

0914633223

Tìm hiểu về nguyên nhân gây rụng tóc

Đăng bởi Bùi Anh Dim vào lúc 04/08/2021

Rụng tóc không chỉ là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ mà nó còn là nỗi ám ảnh của cả cánh mày râu. Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc, và tìm ra đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả và lấy lại mái tóc bóng mượt, tự tin trong cuộc sống. 

Chu kỳ sinh lý của tóc thường

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc, chúng ta cùng tìm hiểu lại về sinh lý bình thường của tóc nhé.

Người bình thường có khoảng 100.000 – 150.000 nang tóc, số lượng không thay đổi trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Vòng đời của tóc tuân theo một chu trình gồm 3 giai đoạn

 

  • Anagen (giai đoạn tăng trưởng) chiếm 85% số tóc, giai đoạn này kéo dài khoảng 2-3 năm đối với nam giới, 6-8 năm với nữ giới.
  • Catagen (giai đoạn chuyển đổi) chiếm 1% số tóc, giai đoạn này kéo dài từ 2- 3 tuần
  • Telogen (giai đoạn thoái hóa) chiếm 14% số tóc, giai đoạn này kéo dài 2-3 tháng. Sau thời gian này tóc sẽ rụng.
  • Mỗi ngày một người bình thường rụng khoảng từ 50 tới 100 sợi tóc. Sau khi tóc rụng, tóc mới sẽ mọc ra từ chân tóc và chu kỳ tăng trưởng sẽ bắt đầu trở lại.

Vậy khi lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ ngày thì được gọi là bệnh rụng tóc. Nhận biết tình trạng rụng tóc bệnh lý qua một số dấu hiệu như:

  • Rụng tóc nhiều (trên 100 sợi/ngày), nhất là khi gội đầu, ngủ dậy và khi vuốt tóc, chải đầu
  • Tóc con mọc lên thì tóc yếu, mảnh, xoăn hoặc thậm chí không có tóc con mọc lên
  • Tóc mảnh, thưa có thể thấy rõ da đầu ở nữ.
  • Tóc rụng thành từng mảng, có thể gây hói nhẹ đối với nam.

Nguyên nhân khiến tóc rụng

Dưới đây là một số nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp:

Mệt mỏi, căng thẳng

Nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ, căng thẳng quá mức cũng là một trong số nguyên nhân gây rụng tóc. Khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài sẽ dẫn tới hệ miễn dịch suy giảm không bảo vệ được gốc tóc khiến tóc bị gãy rụng.

Do di truyền

Rụng tóc di truyền chỉ gặp ở nam giới, phụ nữ không bị ảnh hưởng. Điều này có nghĩa khi cha bị chứng hói đầu thì con trai sẽ thừa hưởng di truyền đó và rất khó tránh khỏi.

Nếu trong nhà có người bị hói đầu, bạn nên phòng ngừa sớm và điều trị tích cực bằng các viên uống dưỡng tóc giúp làm chậm quá trình rụng tóc, giảm mức độ hói đầu.

Ăn uống mất cân bằng, thiếu hụt vitamin B5, biotin

Hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu. Vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (axit pantothenic) là hai yếu tốt không thể thiếu cho sự chắc khỏe của tóc. Những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân, người ăn chay hay những ai vừa trải qua một trận ốm nặng.. dễ bị rụng tóc hơn.

Mất cân bằng nội tiết tố

Việc mất cân bằng các hormone bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây rụng tóc đáng ngại. Các nội tiết tố giúp tóc chắc khỏe như estrogen, progesterone bị suy giảm, cùng lúc đó các nội tiết tố androgen, testosterone tăng cao khiến tình trạng tóc xơ rối, chẻ ngọn và gãy rụng của chị em phụ nữ ngày càng nhiều. Đặc biệt, các dấu hiệu này xuất hiện nhiều ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hay nam giới ở tuổi trung niên.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Ảnh hưởng của một số loại thuốc đã lấy đi những dưỡng chất nuôi tóc, làm thay đổi quá trình sinh trưởng của tóc gây ra tình trạng rụng tóc. Một số thuốc điều trị thường gây ra tác dụng không mong muốn này như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc diệt virus hay các loại thuốc thần kinh,…

Tạo quá nhiều áp lực lên tóc

Uốn, duỗi, nhuộm… quá nhiều sẽ gia tăng áp lực cho tóc bởi nhiệt và hoá chất. Chúng khiến các lớp lipid và lớp vảy keratin ở lớp biểu bì của tóc liên kết không chặt chẽ, dẫn dến lõi tóc bị khô, nang tóc teo lại gây ra tình trạng rụng tóc.

Đang mắc bệnh mãn tính

Các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như bệnh Thận, tiểu đường, rổi loạn nội tiết, bệnh tuyến giáp, bệnh miễn dịch... Khi trong quá trình phát hiện hay điều trị các bệnh lý mãn tính chưa ổn thì có thể vẫn xuất hiện rụng tóc.

Sau một lần bệnh nặng

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân xảy ra Sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm… sau khi điều trị xong thì tóc bắt đầu rụng một lượng. Tuy nhiên không rụng kéo dài, nhưng lượng rụng cũng thấy rõ tình trạng thưa tóc hơn trước khi bị bệnh

Những nguyên nhân tại chỗ

Nguyên nhân tại chỗ có thể kể đến là PH da dầu, nhiễm nấm, viêm da đầu… Những thay đổi từ chính da đầu sẽ ảnh hưởng đến chân tóc và thời gian sống của tóc.

Tìm được đúng nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả và lấy lại mái tóc bóng mượt, tự tin trong cuộc sống, bạn nhé

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: