icon icon icon

Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

0914633223

Mệt mỏi, căng thẳng có làm rụng tóc hay không?

Đăng bởi Bùi Anh Dim vào lúc 04/08/2021

Rụng tóc do stress không làm mất tóc vĩnh viễn, tóc của bạn có thể mọc trở lại. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát trạng thái căng thẳng càng sớm càng tốt, bởi nếu kéo dài sẽ gây tổn thương tế bào nang tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc nặng hơn và nguy cơ hói đầu không thể khắc phục.

Bài viết này sẽ làm rõ “nguyên nhân, cơ chế, những biểu hiện và cách khắc phục” rụng tóc do stress

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc

Nguyên nhân khiến nam giới và nữ giới rơi vào trạng thái căng thẳng có sự khác nhau, có thể thay đổi theo từng độ tuổi:

Đối với phụ nữ: áp lực đến từ công việc, chuyện chăm sóc con cái, gia đình 2 bên nội - ngoại, đặc biệt họ rất dễ thay đổi tâm trạng mỗi khi nội tiết thay đổi (chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở…).

Đối với nam giới: áp lực khi phải gây dựng sự nghiệp, khi là trụ cột gia đình, thậm chí nhiều lúc phải khó xử khi đứng giữa cuộc chiến muôn thuở mẹ chồng - nàng dâu...

Theo nghiên cứu, nam giới thường bị ảnh hưởng nhiều do stress hơn nữ giới do không tìm cách giải tỏa. Do đó, tỷ lệ nam giới bị rụng tóc nhiều gấp 3 lần so với nữ giới.

Cơ chế rụng tóc do stress

Khi phải đối mặt với stress trong 1 thời gian dài, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại bằng việc sản sinh ra chất P nhằm bảo vệ cơ thể.

Tuy nhiên, chính chất P lại là tác nhân tấn công làm tổn thương tế bào nang tóc, khiến giai đoạn mọc tóc (giai đoạn tăng trưởng - Anagen) bị rút ngắn, giai đoạn rụng tóc ( giai đoạn thoái hóa - Telogen) đến nhanh ( để hiểu rõ các khái niệm anagen, telogen mời bạn tham khảo lại bài viết “rụng tóc và nguyên nhân” ).

Lúc này, tóc cũ đã rụng mà tóc mới thì chưa kịp mọc dẫn đến tóc thưa, yếu, thậm chí khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ hói đầu và tóc bị bạc sớm.

Những biểu hiện của rụng tóc do stress

Telogen effluvium: tình trạng rụng tóc telogen. Căng thẳng có thể làm một số nang tóc bước vào giai đoạn nghỉ, khiến tóc ngừng mọc. Một vài tháng sau, sợi tóc gắn liền với nang tóc bị ảnh hưởng sẽ bắt đầu rụng, và tóc sẽ rụng nhiều hơn so với bình thường. Đây có thể là tình trạng rụng tóc do stress phổ biến nhất.

Alopecia areata: tình trạng rụng tóc theo từng phần. Hệ miễn dịch của cơ thể bất ngờ tấn công nang tóc và gây rụng tóc, đôi khi với số lượng lớn. Tình trạng rụng tóc này có thể có nhiều nguyên nhân, và căng thẳng cũng nằm trong số những nguyên nhân đó.

Trichotillomania: Đây là tình trạng hoàn toàn khác biệt với hai loại trên, vì nó liên quan đến hành động thích giật tóc của người bệnh đối với mái tóc của chính mình, cho dù là tóc trên đầu, lông mày hoặc tại những vị trí khác trên cơ thể. Người bệnh sử dụng thói quen này như là cách để đối phó với căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, cô đơn hoặc chán nản.

Cách khắc phục rụng tóc vì stress

Stress chủ yếu xảy ra do những yếu tố khách quan và khó kiểm soát, thế nhưng áp dụng một số cách sau đây sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần và giải tỏa bớt những áp lực trong cuộc sống, từ đó đảm bảo quá trình mọc và hạn chế lượng tóc rụng hiệu quả:

Ngủ sớm và đủ giấc

Thiếu ngủ khiến tình trạng căng thẳng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến cả thể chất lẫn tinh thần, năng suất làm việc giảm sút và bộc phát cơn nóng giận vô cớ. Vì vậy, bạn nên tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ 7- 8 tiếng đều đặn mỗi ngày. 

Đối với những người khó ngủ nên tránh dùng điện thoại, máy tính và không ăn uống quá no trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể đọc sách hoặc tắm nước ấm trước khi lên giường sẽ giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Ăn uống đủ chất, đủ bữa

Ăn uống đủ 3 bữa mỗi ngày và đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa giúp cơ thể được bổ sung năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi vừa giúp thúc đẩy sự phát triển của tế bào mầm tóc.

Ưu tiên những thực phẩm cung cấp nhóm vitamin sau:

Vitamin C: Vitamin C tham gia xây dựng các sợi collagen giúp các mô trong nang tóc liên kết với nhau nhau chặt chẽ, giữ chân tóc chắc chắn hơn. Và thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây...

Vitamin B: Phức hợp nhiều loại vitamin này thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp làn da và mái tóc khỏe mạnh. Vitamin B được tìm thấy trong các loại thực phẩm quen thuộc như rau có màu xanh đậm, họ nhà đậu, quả hạch và quả bơ...

Vitamin E: Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, góp phần bảo vệ và giảm nhẹ tổn thương nang tóc. Thực phẩm giàu vitamin E phải kể đến là hạt hướng dương, rau bina, bông cải xanh, dầu ô liu và tôm...

Bạn nên tránh ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ… vì chúng sẽ kích thích tuyến bã hoạt động quá mức, chân tóc dễ bị bít tắc, khiến tóc bết dính và dễ rụng hơn.

Uống đủ nước

Tất cả tế bào trong cơ thể, bao gồm tế bào mầm tóc đều cần nước để hoạt động bình thường. Tùy vào cường độ vận động và trọng lượng cơ thể, mỗi người sẽ có nhu cầu tiêu thụ nước khác nhau, nhưng lượng nước tối thiểu mà ai cũng phải đáp ứng đủ là khoảng 1,5 lít/ ngày.

Tích cực tập luyện thể dục thể thao

Lựa chọn những bài tập vừa sức và hợp với sở thích (như đi bộ, tập gym, yoga, bơi lội…) có tác dụng cải thiện sức khỏe và xoa dịu tinh thần. Theo các cuộc nghiên cứu, khi tập thể dục thể thao, cơ thể sẽ giải phóng ra hormone endorphin (còn được gọi là hormone hạnh phúc) giúp tinh thần thư thái và tâm trạng hứng khởi, đẩy lùi hiện tượng stress làm rụng tóc.

Suy nghĩ tích cực

Đối diện với áp lực, bạn không nên suy nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực, không có lối thoát. Thay vào đó, tiếp nhận sự việc bằng một thái độ bình tĩnh, tích cực và lạc quan sẽ giúp bạn tìm được cách giải quyết vấn đề thích hợp, đồng thời kiểm soát căng thẳng một cách hiệu quả. Theo các nhà tâm lý học, suy nghĩ tích cực sẽ làm giảm tác động xấu của các hormone căng thẳng đối với cơ thể, cho phép bạn tận dụng khả năng tự chữa lành vốn có.

Chủ động nghỉ ngơi sau những biến cố lớn trong cuộc đời

Bất kỳ biến cố nào đi qua (tai nạn, bệnh tật, mất mát người thân…) đều sẽ để lại trong bạn những tổn thương nhất định (có thể về mặt thể chất, tinh thần hoặc cả hai). Những tổn thương này ít nhiều gây xáo trộn tâm sinh lý của bạn, bao gồm cả hiện tượng rụng tóc vì stress.

Điều tốt nhất bạn cần làm để phục hồi sức khỏe và bảo vệ mái tóc đó là cho cơ thể thời gian được nghỉ ngơi, hàn gắn thương tổn. Khi tâm lý, thể chất và sinh lý ổn định trở lại, tóc của bạn sẽ tự động mọc lại và không còn rụng rơi bất thường nữa.

Hạn chế tạo kiểu tóc và dùng thuốc nhuộm

Nhiều chị em phụ nữ lựa chọn đi làm tóc để giảm stress. Tuy nhiên hơi nóng, hóa chất từ tạo kiểu và nhuộm màu cho tóc chính là tác nhân gây hủy hoại, làm teo nang tóc khiến tế bào nang tóc suy yếu. Nếu liên tục thay đổi kiểu tóc và màu tóc trong khoảng thời gian ngắn, tình trạng rụng tóc sẽ diễn biến nặng hơn. Do vậy nên hạn chế tạo kiểu tóc và dùng thuốc nhuộm.

Tìm hiểu tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng

Một số loại thuốc hay dùng như thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc điều hòa huyết áp, thuốc an thần… có thể làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng, từ đó khiến tóc rụng nhiều hơn. Nếu thấy số lượng tóc rụng vượt quá 100 sợi/ ngày, đặc biệt là sau khi uống một loại thuốc nào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc để tạm ngưng hoặc thay đổi loại thuốc phù hợp, không gây tổn hại cho mái tóc.

Sử dụng sản phẩm giúp kích thích mọc tóc Redenyl

Redenyl - sản phẩm kích thích mọc tóc đến từ châu Âu, với 2 cơ chế để điều trị tận gốc rụng tóc do stress

 

Thứ 1: Nguyên nhân gây rụng tóc stress là do có chất P - chất P này được tạo ra nhờ enzyme reductase 5α .

 

Trong sản phẩm Redenyl có chứa thành phần 5A Sepicontrol có tác dụng ức chế enzyme reductase 5α , từ đó chất P không được tạo ra, do vậy Redenyl giúp chống rụng tóc

Thứ 2: Redenyl có chứa Redensyl - là hợp chất tổng hợp từ thiên nhiên - được cấp bằng sáng chế - kích hoạt tế bào mầm tóc, kích thích sự mọc tóc.

 

Redensyl giúp bảo vệ, phục hồi và nuôi dưỡng tế bào gốc nang tóc. Giúp tóc mới mọc lại chắc khỏe hơn. Như vậy Redenyl giúp giảm rụng tóc và kích hoạt tế bào mầm tóc, kích thích sự mọc tóc. Hãy áp dụng các cách nêu trên để vượt qua được chứng rụng tóc do stress bạn nhé.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: